Tầm vông hiện là loại cây mang tới giá trị kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Bởi, nguyên liệu tầm vông đang được sử dụng khá phổ biến trong đời sống và sản xuất. Cùng chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm, nguồn gốc và ứng dụng của tầm vông qua bài viết dưới đây nhé!
Cây tầm vông là cây gì?
Cây tầm vông còn được gọi với những cái tên khác như trúc Thái, trúc Xiêm La. Loại cây này có tên khoa học là Thyrsostachys Siamensis, thuộc họ Tre (Bambusoideae).
Đặc điểm hình thái cây tầm vông?
Thân
Thân của tầm vông khi trưởng thành sẽ có chiều cao từ 6-14m. Thân cây không có gai và ít cành hơn với các giống tre trúc khác. Đường kính của thân cây từ 2-7cm. Thân tầm vông tương đối thẳng, rất ít bị cong vênh.
Đốt
Tùy thuộc vào thổ những ở vùng đất trồng mà đốt của cây tầm vông sẽ có kích thước khác nhau. Đốt ở phần gốc thường sẽ ngắn từ 7-12 cm càng tiến về phần ngọn cây thì đốt càng dài. Những nơi đất tốt thì đốt có thể đạt kích thước tới 30- 50 cm..
Lá
La cây tầm vông gồm có 2 loại đó là lá mo quanh đốt và lá ở trên cành. Cụ thể:
- Lá mo của tầm vông có thời gian sống lâu hơn và bộ phận bẹ mo ôm chặt thân cây. Đây là một điểm riêng để phân biệt cây tầm vông với những loại tre, trúc khác.
- Lá trên cành thường có khoảng từ 6-10 lá trên một cành. Bẹ lá sẽ ôm chặt lấy cành, và xếp cùng lên nhau. Phiến lá thon dài và nhỏ, mép lá có nhiều gai nhỏ khi nhìn kỹ hoặc chạm vào sẽ cảm nhận rõ.
Măng
Măng của cây tầm vông có kích thước nhỏ nhưng khá đặc ruột, có màu trắng ngà, ngọt giòn và có một chút vị đắng nhẹ.
Công dụng của cây tầm vông
Với những ưu điểm nổi bật là thân thẳng, cứng, đặc ruột lại dễ uốn cong và chịu lực tốt, độ bền cao nên cây tầm vông mang đến rất nhiều công dụng:
- Dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ,
- Dùng sản xuất thang tre, làm bàn ghế và các vật dụng nội thất trong gia đình.
- Dùng để dựng chòi nghỉ mát, kết bè để nuôi thủy sản hay làm giàn trồng các loại rau củ quả…
- Dùng làm vật liệu xây dựng, làm hàng rào để trang trí, thi công vách ốp bằng tre tầm vông, dùng trang trí nhà khách sạn và khu nghỉ dưỡng sinh thái,…
Cây giống tầm vông có mấy loại?
Về cơ bản cây giống tầm vông có 2 loại phổ biến như sau:
Tầm vông mỡ
Đây là giống tầm vông có tốc độ phát triển rất nhanh. Thân cây thường có đường kính lớn lên tới 4-7cm và chiều cao trưởng thành có thể đạt đến 14m, đem lại năng suất cao cho người trồng. Sau 3 – 4 năm trồng là bà con đã có thể khai thác và sử dụng.
Tầm vông mỡ có thân màu xanh lơ và khá nhiều cành, mỗi bụi thường có từ 20-30 cây. Giống này rất thích hợp để trồng tại các vùng đồng bằng có đất phù sa ẩm ướt. Loại tầm vông này được trồng rất nhiều ở khu vực phía nam.
Tầm vông nứa
Tầm vông nứa sẽ có kích thước nhỏ hơn so với tầm vông mỡ. Giống này được trồng khá nhiều tại các vùng núi vì có khả năng chịu hạn và thích nghi tốt với môi trường. Đường kính của thân cây từ 2-4cm và chiều cao tối đa của cây đạt từ 6-10m. Thân cây nhỏ và cành ít nhánh, mỗi bụi có từ 20-40 cây.
Xem thêm : Nguyên liệu tre trúc
Loại tầm vông nào đem lại giá trị kinh tế cao?
Với tốc độ phát triển nhanh, đạt kích thước lớn khi trưởng thành và cho thu hoạch chỉ sau 3 – 4 năm trồng, vì vậy tầm vông mỡ mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với giống tầm vông nứa. Giống tầm vông mỡ hiện đang được bà con các tỉnh khu vực nam bộ trồng rất nhiều.
Cách trồng và chăm sóc tầm vông
Cách chọn giống và nhân giống
Tầm vông được nhân giống từ hom hoặc từ cành. Thời gian lấy hom thường dựa theo kinh nghiệm của ông cha để lại là vào khoảng tháng 3 – 4 của năm và khi cây đạt từ 10-20 tháng tuổi. Khi chọn hom giống tầm vông người ta thường chọn những cây phát triển bình thường và có kích thước trung bình, đặc biệt là không bị sâu bệnh. Nếu là chiết cành giống thì lấy từ những cây mẹ đạt 10 – 15 tháng tuổi.
Cách trồng
Để trồng tầm vông, ta cần phải đào hố trước, mỗi cây sẽ cách nhau 4m, hàng cách hàng là 5m. Bón lót trước bằng phân chuồng hoai mục, sau đó bỏ lớp vỏ bọc bầu và đặt cây vào hố, rồi vun đất và ấn chặt. Sau đó, tiến hành tưới nước và phủ thêm một lớp rơm hoặc lá khô cho gốc cây vừa trồng.
Cách chăm sóc
Sau khi trồng cần tưới nước 2 lần/ tuần và bón phân 2 lần/năm để đảm bảo lượng nước và dưỡng chất cần thiết cho cây phát triển. Sau 1 năm, khi tầm vông đã có nhánh nhiều, thì có thể trồng xen canh cùng những loại cây có tán lớn để cản gió.
Vào năm thứ 4, thứ 5, tầm vông cần được bón phân NPK. Đầu mỗi mùa mưa, nên bón phân N nhiều hơn phân K để măng non mọc khỏe và cho ra những tầm vông đẹp hơn. Cuối mùa mưa thì bón lượng phân K cao hơn phân N để cây non cứng cáp và khả năng kháng sâu bệnh tốt hơn.
Xem thêm : Cây Luồng: Đặc điểm, ứng dụng và cách trồng
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây tầm vông
Cây tầm vông rất thường gặp phải các tình bệnh thực vật như là xoắn lùn và sâu đục thân,… Chính vì thế khi trồng, bà con cần lưu ý quan sát và kiểm tra thật kỹ, dọn thật sạch gốc rồi chặt bỏ đi các các cây yếu, bị sâu bệnh. Nếu phát hiện lá tầm vông bị vàng, úa, khô héo thì cần lập tức cắt bỏ ngay.
Trên đây là đặc điểm, nguồn gốc và ứng dụng của tầm vông mà Tre Trúc VN muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng từ những thông tin mà bài viết cung cấp bạn đã có thêm được nhiều thông tin bổ ích về loại cây này.
Bài viết liên quan: