Các loại lá dùng lợp nhà từ tự nhiên được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Lá dừa lợp nhà

Nếu như kiểu kiến trúc hiện đại với những khu nhà cao tầng tạo cho con người cảm giác ngột ngạt. Thì những ngôi nhà mái lá lại cho ta cảm giác bình dị, gần gũi. Chính vì thế, nhà mái lá ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Vậy, những loại lá nào thường được dùng để lợp nhà ? Đặc điểm của chúng ra sao. Cùng Tre Trúc VN tìm hiểu các loại lá dùng lợp nhà từ tự nhiên được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhé !

Các loại lá lợp nhà từ tự nhiên phổ biến hiện nay

Từ thời xa xưa, khi các vật liệu xây dựng chưa được sử dụng phổ biến. Thì con người thường dùng các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên để làm nhà. Trong đó, phần mái nhà thường được lợp bằng các loại lá cây sẵn có tùy theo mỗi vùng miền. Như lá cọ, lá dừa nước, lá cỏ tranh, lá guột…

Trải qua một thời gian, với sự phát triển mạnh mẽ của kiểu kiến trúc bê tông cốt thép hiện đại. Giờ đây, con người nhận ra rằng những ngôi nhà lá mang đến sự thân thuộc, gần gũi với thiên nhiên. Và rất thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, các loại lá cọ, lá dừa nước, lá cỏ tranh, lá guột dùng lợp nhà lại càng được sử dụng phổ biến hơn.

Lá cọ lợp nhà

Lá cọ lợp nhà
Lá cọ lợp nhà

Đây là loại lá đặc trưng ở một số tỉnh thuộc khu vực phía Bắc nước ta. Nếu như miền Nam có lá dừa nước thì miền Bắc lại phổ biến với lá cọ. Bởi đặc điểm của lá cọ cũng gần giống như lá dừa nước mà bà con Nam Bộ vẫn thường sử dụng.

Nhà lợp bằng mái lá cọ rất sạch. Đặc biệt thoáng mát cho mùa hè mà lại có độ bền cao. Trong điều kiện thích hợp, mái lá cọ có thể sử dụng lên tới 20 năm. Tuy nhiên, mái lá cọ có nhược điểm là rất dễ cháy khi gặp lửa và chúng ta không thể tái sử dụng được.

Lá dừa lợp nhà

Loại lá dừa nước lợp nhà được dùng để lợp nhà chủ yếu là dừa nước. Đây là loại cây này mọc rất nhiều ở khu vực bờ sông, kênh rạch các tỉnh miền Nam. Cho nên, nguồn nguyên liệu này có sẵn trong tự nhiên với số lượng rất lớn và giá thành rẻ hơn. So với những vật liệu lá lợp khác.

Mái nhà bằng lá dừa sẽ rất mát vào mùa hè và đỡ tiếng ồn mỗi khi trời mưa. Độ bền của mái lá có thể tới 10-20 năm tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Tuy nhiên, mái lá dừa dễ bị cháy khi gặp lửa và không chống chịu được với gió bão cũng không tái sử dụng được.

Lá dừa nước lợp mái nhà được làm thành 2 loại, cụ thể:

Lá dừa xé

Lá dừa xé tức là tàu lá dừa nước được chẻ ra thành 2 phần bằng nhau dọc theo phần cuống lá. Lá dừa xé có giá thành rẻ hơn lá chằm nhưng khi thi công cũng sẽ khó lợp hơn.

Lá dừa lợp nhà
Lá dừa lợp nhà

Lá dừa chằm

Đây là phiên bản lá dừa nước được nâng cấp hơn so với dừa xe do quy trình tạo ra phức tạp hợp. Do đó, giá thành lá dừa chằm cao hơn nhưng đổi lại khi lợp mái sẽ dễ dàng thi công hơn.

Để tạo thành tấm lá dừa chằm lợp nhà, người ta cần tước riêng phần lá và phần bẹ sau khi thu hoạch. Phần bẹ sẽ được chẻ ra để làm hom và tước sợi lạt để buộc. Mỗi chiếc lá dừa sẽ được gấp đôi kẹp vào sườn rồi dùng dây lạt để buộc cố định vào hom. Lá dừa được xếp song song và buộc chặt. Như vậy để tạo thành những tấm lá chằm lợp nhà.

Lá dừa chằm
Lá dừa chằm

Xem thêm : Nghề chằm lá lợp nhà có từ bao giờ? Kỹ thuật chằm lá dừa nước của người Nam Bộ

Lá cỏ tranh lợp nhà

Cỏ tranh cũng là một trong những loại lá được sử dụng khá phổ biến để lợp nhà. Đặc biệt nhất là ở vùng Tây Nguyên. Những ngôi nhà được lợp bằng mái cỏ tranh thường mang đậm nét cổ xưa, rất yên bình và giản dị. Bởi vậy, hiện nay mái lá cỏ tranh được sử dụng khá phổ biến ở các khu nghỉ dưỡng hay resort cao cấp.

Đây là loại vật liệu rất nhẹ, thoáng mát và lại có độ bền cao. Thời gian sử dụng trung bình của mái lá cỏ tranh là 15-20 năm. Nếu như lợp dày tầm 15 – 20 cm thì độ bền có thẻ lên tới 20-30. tuy nhiên, mái lá cỏ tranh cũng có nhược điểm là dễ bị cháy khi gặp lửa. Và không tái sử dụng được.

Cỏ tranh lợp nhà
Cỏ tranh lợp nhà

Lá guột lợp nhà

Lá guột hay còn được gọi với những cái tên là cỏ tế, vọt, ràng ràng, guột cứng. Đây là loại cây thuộc họ guột, một họ thực vật ngành dương xỉ. Bên ngoài, cây có vỏ cứng và khi khô lại thì có màu nâu. Ngày xưa, lá guột chủ yếu được dùng để làm nguyên liệu đan lát. Và sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là chính.

Lá guột chỉ mới được dùng làm nguyên liệu để lợp mái nhà cách đây khoảng tầm hơn 10 năm. Thế nhưng, nhờ những ưu điểm nổi bật của mình. Lá guột đã nhanh chóng khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong lĩnh vực vật liệu tự nhiên này.

Lá guột đặc biệt có độ bền, độ thẩm mỹ cao hơn hẳn các loại lá lợp mái nhà truyền thống trước đây. Độ dốc mái nhà khi bạn lợp bằng lá guột chỉ cần 20-35 độ. Tức là thấp hơn rất nhiều so với độ dốc cần thiết của mái khi lợp bằng những loại lá lợp khác.

Lá guột có màu nâu sẫm, sáng bóng nên nhìn rất sang trọng, thẩm mỹ. Chính vì vậy, vật liệu này được các công trình kiến trúc cao cấp hiện nay rất ưa chuộng. Nhất là các resort hay những khu nghỉ dưỡng cao cấp. Tuy nhiên, giá thành của loại vật liệu này khá cao. Và khi thi công cũng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn.

Xem thêm : So sánh giữa lá dừa nước lợp nhà tự nhiên và lá dừa nhân tạo

Kết luận

Trên đây là tổng hợp về tất cả các loại lá được dùng để lợp nhà phổ biến nhất hiện nay. Mỗi loại lá sẽ có những ưu điểm cũng như nhược điểm không giống nhau. Và mỗi loại sẽ phù hợp với từng kiến trúc khác nhau. Hy vọng từ nội dung bài viết này của Tre Trúc VN  Bạn đã có thêm những kiến thức quan trọng để lựa chọn được loại lá lợp phù hợp cho công trình của mình.