Ứng dụng của lá dừa nước lợp nhà và những điều cần lưu ý

Trong khi kiểu kiến trúc đô thị với nhiều chung cư, nhà phố, nhà cao tầng tạo cho con người cảm giác ngột ngạt. Thì những ngôi nhà mái lá ở các khu du lịch sinh thái, nhà hàng, resort, quán cà phê lại mang đến sự gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên. Bởi vậy, nhà mái lá ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phổ biến hơn.Hãy cùng Tre Trúc VN tìm hiểu Ứng dụng của lá dừa nước lợp nhà và những điều cần lưu ý qua bài viết dưới đây nhé.

Các loại lá dừa nước được dùng để lợp nhà

Lá dừa nước khi dùng để lợp mái nhà gồm có 2 loại: Lá dừa xé và lá dừa chằm. Lá dừa xé tức là lá dừa nước được chẻ ra thành 2 phần bằng nhau dọc theo cuống lá (tàu lá). Lá chằm là phiên bản nâng cấp hơn so với lá xé.

Quá trình chằm lá được tiến hành như sau: tàu lá dừa nước sau khi được thu hoạch, sẽ tước riêng phần lá và phần bẹ. Phần bẹ được chẻ nhỏ để làm hom, một phần được tước thành sợi lạt để buộc. Mỗi chiếc lá sẽ được gấp đôi rồi kẹp vào sườn và dùng dây lạt xỏ qua để cố định lại. Cứ xếp song song như vậy để tạo thành một tấm lá chằm.

Lá dừa chằm
Lá dừa chằm

Ứng dụng của lợp mái nhà lá bằng lá dừa nước

Những ngôi nhà có mái bằng lá dừa nước rất mát mẻ. Bởi nó không hấp thụ ánh nắng giống như những ngôi nhà mái tôn hay trần bê tông của những ngôi nhà cao tầng. Đồng thời, nhà mái lá cũng góp phần hạn chế đáng kể tiếng ồn mỗi khi trời mưa to. Chính vì vậy, nhà mái lá ngày càng được nhiều người ưa chuộng.

Bên cạnh đó, việc thi công mái lá góp phần tạo cho ngôi nhà mang hơi hướng cổ xưa, mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên quen thuộc. Nhờ đó, khi ở trong những môi trường này. Con người thường cảm thấy thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Đây chính là lý do mà các khu du lịch sinh thái, nhà hàng, khách sạn, resort, quán cà phê hiện nay. Đều lựa chọn kiểu kiến trúc mái lá để thu hút khách hàng..

Xem thêm : Cách lợp lá dừa nước trên mái tôn chống nóng mùa hè

Các bước chuẩn bị nguyên liệu để lợp nhà mái lá

Với nguyên liệu chính dùng để lợp mái nhà là lá dừa nước. Thì khâu lựa chọn lá rất quan trọng. Những tàu lá vừa chín tới, không quá quá hoặc không quá non. Lá cần đảm bảo đủ độ xanh và không có sâu bọ gì trên lá. Lá sau khi được thu hoạch sẽ xé từng cặp và phơi khoảng 10 đến 15 ngày. Khi nào đã đủ độ khô là ta có thể sử dụng được.

Một kỹ thuật nữa rất quan trọng khi chuẩn bị nguyên liệu để lợp mái nhà. Đó là chằm lá dừa nước. Sau khi lá dừa nước đã được phơi khô. Chúng ta sẽ dùng lạt để ốp lá vào hom tạo thành những tấm lá chằm lợp nhà.

Để mái lá dừa nước sử dụng được lâu và không bị mục. Thì khi chuẩn bị nguyên liệu cột nhà cần phải có táng để chống đỡ. Đồng thời, đòn tay ở trên mái cũng phải chắc. Thông tường phần này được chọn từ những loại cây như cây tràm. Cây cao để đảm bảo được tính bền vững lâu dài.

Những điều cần lưu ý khi lợp mái lá dừa nước

Những điều cần lưu ý
Những điều cần lưu ý

Ngay dưới đây là một số điều mà các bạn cần lưu ý khi lợp mái nhà bằng lá dừa nước:

Dùng thước tam giác đều để tính độ phơi của mái

Để đảm bảo cho mái nhà được vững chắc và có độ cao an toàn, không dột, không bị mưa hắt, đủ ánh sáng vào nhà. Người thợ lợp mái cần sử dụng thước hình tam giác đều 1 cạnh dài 41.5 cm để tính độ phơi của mái trung bình cộng thêm 1,5 cm.

Lợp mái có độ cao vừa đủ

Độ cao của mái chỉ vừa đủ. Không được cao quá có thể dễ gây ra tình trạng mưa hắt và mái lá nhanh mục. Đồng thời cũng không được thấp vì thấp sẽ không đủ ánh sáng thiên nhiên chiếu vào nhà.

Tính toán độ dày mái phù hợp

Tính độ dày của mái là khi lợp cũng là việc rất cần thiết. Nếu lợp mái thưa quá có thể gây ra tình trạng dột khi mưa và nắng chiếu rọi vào nhà. Nếu lợp dày quá cũng sẽ gây bí cho ngôi nhà và phải tốn nhiều lá mới lợp đủ. Độ dày lá hợp lý thường là mỗi tấm lá đôi cách nhau 10 cm và lá đơn cách nhau 8 cm, khoảng cách từ 15 cm trở lên là thưa.

Tăng tính thẩm mỹ cho mái lá

Để tạo thẩm mỹ cho ngôi nhà mái lá. Thì khi lợp mái ta cũng cần chú ý đến cách buộc lạt ở phía bên trái hoặc phải cây rui. Buộc làm sao để cho giấu được mối thật kỹ không lộ ra bên ngoài. Đồng thời, dưới mái nhà cũng như trên nóc sẽ không bị gồ ghề. Điều này không tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mà nó còn giúp chúng ta cảm giác an toàn hơn khi sống trong ngôi nhà chắc chắn.

Gia cố mái để tăng tính an toàn

Đồng thời, sau khi đã lợp xong 2 mái thì ta cần lợp kín phần giáp mí ngay trên cây đòn dông. Có thể sử dụng luôn lá dừa nước hoặc cũng có thể dùng ngói đỏ để lợp. Sau khi lợp xong ta cần làm thêm các tấm vỉ tre dằn lên mái để đảm bảo mái lá không bị gió lốc khi mưa bão.

Trên đây là thông tin về ứng dụng của lợp nhà bằng lá dừa nước. Và những điều cần lưu ý mà Tre Trúc VN muốn chia sẻ. Hy vọng, nội dung bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu bạn cần thi công mái nhà lá thì đừng quên chúng tôi là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực này nhé!

Xem thêm : Thi công nhà mái lá giá rẻ tại TP.HCM và các tỉnh