Trúc sào là một loại cây được phân bố chủ yếu ở khắp các tỉnh phía bắc nước ta. Loài cây này mang lại giá trị kinh tế rất cao. Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ các thông tin về đặc điểm, phân bố, cách trồng và ứng dụng của cây trúc sào. Mời bạn đọc cùng đón xem nhé!
Cây trúc sào là cây gì?
Cây Trúc sào còn được gọi bằng những cái tên khác như là mao trúc, mạy khoang hoài, trúc to, sào pên hay mạy khoang cái. Đây là loài thực vật thuộc họ Hòa thảo, có tên khoa học là Phyllostachys edulis.
Đặc điểm hình thái
Thân
Cây trúc sao có thân cao khoảng 7-10m. Thân rất thẳng và tròn đều, đường kính thân cây thường từ 3-5cm. Các lóng ở dưới phần gốc sẽ ngắn hơn và dài dần lên phía trên. Chiều dài trung bình của các lóng thân sẽ từ 20-25cm. Phần thân của cây trúc được khai thác để sử dụng thường có độ dài từ 4-6 mét.
Lá
Lá cây trúc sao có phiến lá thuôn dài với phần đầu vuốt nhọn và đuôi hình nêm hơi tù. Lá thường có chiều dài khoảng 12cm và rộng tầm 1,5cm. Mặt trên của lá nhẵn nhưng mặt dưới sẽ có một lớp lông tơ bao phủ. Hai mép của lá có răng sắc, thìa lìa và tai bẹ lá sẽ biến thành lông sớm rụng.
Mo
Mo của cây trúc sào có hình chuông cao và hẹp ở đỉnh. Mo thường có độ cao khoảng 20cm và rộng 9cm. Da của mo rất mỏng, mềm, dẻo (khác hẳn với các loại tre, nứa khác thường khá cứng và giòn). Mặt ngoài của mo là lớp lông cứng màu nâu, rụng rất sớm và có nhiều đốm nâu đen.
Hoa
Cụm hoa trúc sào có dạng bông, chiều dài khoảng 5-7 cm. Gốc hoa có 4 – 6 lá bắc ở dạng vảy nhỏ. Thỉnh thoảng ở phía dưới cành hoa trúc sao còn có từ 1- 3 chiếc lá gần phát triển bình thường.
Phân bố
Trúc sào là loại cây có nguồn gốc chính từ Trung Quốc và Nhật Bản. Khi người dân tộc Dao di cư từ Trung Quốc xuống miền Bắc nước ta đã mang theo giống cây này. Sau đó, người Tày, Nùng ở một số tỉnh khu vực biên giới phía Bắc cũng đã trồng loại cây này ở những vùng đất thấp hơn.
Hiện tại, ở Việt Nam, cây trúc sào đang được nhân giống và trồng ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước. Đặc biệt, các tỉnh vùng trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên là những nơi trồng nhiều nhất.
Đặc điểm sinh học
Điều kiện tự nhiên
Cây trúc sào rất phù hợp với kiểu khí hậu nhiệt đới của các vùng núi cao. Nơi có hai mùa nóng và mùa khô lạnh xen kẽ. Kiểu khí hậu này thường hay có sương và thậm chí nhiều khi còn có cả tuyết. Vì vậy, loại cây này rất phù hợp để trồng ở các khu vực có địa hình đồi núi như miền Bắc nước ta.
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Trúc sào thường được trồng thành rừng có quy mô vừa và nhỏ. Cây thường được trồng theo từng đám tầm 1 – 2ha ở các sườn đồi. Khi phát triển, trúc sào sẽ xâm lấn vào rừng gỗ nghèo ở xung quanh tạo thành rừng hỗn giao cùng với các loại cây gỗ khác.
Cây trúc sào có thân ngầm bò lan ở trong đất với độ sâu tới 30cm. Phần thân ngầm phát triển từ 1-2 năm tuổi sẽ sinh ra thân khí và thân ngầm mới.
Mầm măng trên thân ngầm cây trúc sào này được hình thành từ khoảng tháng 8 cho đến tháng 11 âm lịch hàng năm. Và cho 2 vụ thu hoạch măng mỗi năm. Vụ xuân từ khoảng tháng 2 cho tới tháng 5 và vụ phụ từ khoảng tháng 8 đến tháng 10.
Tuổi thọ của loài trúc sào sẽ không quá 8 năm. Tính từ thời điểm cây đã phát triển và bắt đầu cho măng. Cây trúc sào rụng lá hàng năm, cho nên tán lá của cây sẽ có nhiều cành thứ cấp.
Sau khi trúc sao ra hoa. Cây thường có hiện tượng chết từng cây hoặc từng đám, nhưng không tìm thấy hạt. Sau khi cây ra hoa và chết, nếu biết chăm sóc đúng cách thì thâm ngầm của cây sẽ tái sinh thế hệ cây mới.
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng và chăm sóc
Kỹ thuật nhân giống
Hiện nay, việc nhân giống trúc sào bằng hom gốc chính là kỹ thuật mang lại hiệu quả cao nhất. Để nhân giống bằng cách này, chúng ta lấy một đoạn thân khí sinh có mang thân ngầm dài tầm 40 – 80cm. Lợi dụng sự phát triển của thân ngầm để dẫn dụ Trúc sào lan nhanh ra các khu vực xung quanh.
Gây trồng và chăm sóc
Chọn vị trí trồng rất quan trọng đối với trúc sào. Trồng ở chân núi hay sườn núi khuất gió thì cây sẽ có tỉ lệ sống cao hơn ở khu vực đỉnh và sườn núi đón gió. Thời vụ để trồng cây thường vào cuối đông hoặc là đầu xuân (tháng 11, 12 và tháng 1 dương lịch). Mật độ trồng cây thường từ 400-500 hố/hecta.
Có thể chọn trồng rừng trúc sào thuần hoặc rừng hỗn giao. Xen lẫn các loại cây gỗ lá rộng khác. Những năm đầu, khi mới trồng, bà con có thể trồng xen cây hoa màu vào rừng trúc sào vừa tăng độ đạm cho đất vừa mang lại thu nhập cho gia đình.
Khi cây bước vào giai đoạn phát triển. Hàng năm cần phát luống và dọn dây leo cây bụi và xới đất để cây có điều kiện sinh trưởng tốt. Sau 3 – 4 năm có thể chặt để nuôi dưỡng và bỏ bớt những thân ngần già. Khi rừng đạt độ tuổi 20 – 30 tuổi nên bóc hết lớp thân ngầm già để rừng trúc sào phát triển tốt hơn.
Ứng dụng của trúc sào
Thân cây trúc sao thẳng, tròn, dẻo và rất dễ uốn. Sau khi gia công, thân cây chuyển sang màu vàng rất đẹp. Cho nên, người ta thường dùng cây này để:
- Làm bàn ghế tre trúc.
- Dùng làm tre trúc trang trí cho các công trình kiến trúc vừa đẹp lại độc đáo.
- Dùng làm mành tre, chiếu trúc hoặc kết thảm và làm các sản phẩm mây tre đan.
- Nguyên liệu để sản xuất giấy.
Ngoài ra măng của trúc sào cũng là thực phẩm tạo ra rất nhiều món ngon và hấp dẫn.
Xem thêm : Thi Công Hàng Rào Tre Trúc Tại TPHCM
Giá trị kinh tế và khoa học
Với những ứng dụng kể trên. Cây trúc sào đã tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho bà con canh tác. Đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người ở khu vực miền núi, giúp bà con vươn lên làm giàu. Bên cạnh đó, việc trồng loại cây này tạo thành rừng còn góp phần phủ xanh các khu vực đồi trọc, hạn chế xói mòn và sạt lở đất. Ngoài ra, tại những khu rừng trúc sào còn có thể phát triển du lịch sinh thái.
Trên đây là những thông tin cơ bản về đặc điểm, phân bố, cách trồng và ứng dụng cây trúc sào mà Tre Trúc VN muốn gửi tới các bạn đọc. Hy vọng đó là những kiến thức hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cây có giá trị kinh tế này,
Bài viết liên quan: