Cách đan tấm phên tre như thế nào? Các làng nghề sản xuất phên tre nổi tiếng hiện nay

Cách đan phên tre

Nguyên liệu tre trúc đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày. Trong xây dựng và trang trí kiến trúc, điển hình là tấm phên tre. Để làm được một tấm phên tre bắt buộc phải trải qua nhiều công đoạn khá phức tạp. Trong bài viết dưới đây Tre Trúc VN sẽ giới thiệu đến bạn. Cách đan tấm phên tre và các làng nghề sản xuất nổi tiếng hiện nay.

Cách tấm đan phên tre như thế nào?

Để tạo ra được một tấm phên tre. Chắc chắn thì quá trình đan đòi hỏi sự kỹ càng, tỉ mỉ của người thợ thủ công. Trước khi đan phên, chúng ta cần chọn nguyên liệu. Là những cây tre từ 3 đến 5 tuổi đảm bảo độ cứng, độ thẳng và vỏ láng mịn là tốt nhất.

Tre sau khi khai thác sẽ được xử lý bằng nhiều cách khác nhau. Để gia tăng độ bền và khả năng chống mối mọt. Tiếp theo tre sẽ được cắt thành từng đoạn theo kích thước đã đề sẵn. Rồi được chẻ thành những nan nhỏ.

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của tấm phên. Mà chẻ nan tre mỏng hoặc dày. Nếu dùng phên tre để gia cố nền đất và làm thủy lợi thì cần chẻ nan tre dày và ngắn. Ngược lại, nếu dùng phên tre để trang trí nội thất thì cần chẻ những nan mỏng và dài.

Sau đó, các nan tre này được đan lại với nhau theo họa tiết hình bàn cờ. Công tác đan phên tre này luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ cao. Nhất là đối với các tấm phên dùng trong trang trí kiến trúc. Bởi chúng cần đạt yêu cầu cao về thẩm mỹ, riêng với tấm phên tre dùng trong xây dựng thì đan chặt và cứng mới là yếu tố quan trọng hơn.

Cách đan phên tre
Cách đan phên tre

Nguyên liệu để đan phên tre

Để đan được thành phẩm là một tấm phên tre. Chúng ta có thể sử dụng đa dạng các loại nguyên liệu thuộc chi tre như là lồ ô, nứa, trúc,… Tuy nhiên, tre vẫn là loại vật liệu chủ yếu được sử dụng để tạo ra sản phẩm này.

Những cây tre sau khi trồng được 3 năm. Sẽ được lựa chọn để làm nguồn nguyên liệu chính cho việc đan các tấm phên tre. Ở nước ta hiện nay, trữ lượng tre khá là lớn, chính vì vậy,  nguồn đầu vào của nguyên liệu luôn đảm bảo được sự ổn định.

Nguyên liệu dan phên tre
Nguyên liệu dan phên tre

Những cách đan tấm phên tre

Đan phên chính là một trong những phương pháp giúp chúng ta tạo hình được một tấm phên tre chất lượng. Có 2 cách cơ bản để đan phên, đó là đan thủ công và đan bằng máy. Tùy thuộc vào từng vùng, từng nơi đan lát khác nhau sẽ áp dụng phương pháp đan nhất định. Cũng có những nơi kết hợp nhuần nhuyễn cả 2 phương pháp này.

Đan tấm phên tre bằng máy

Để có thể để gia tăng năng suất cho quá trình đan lát. Hiện nay người thợ thủ công cũng đã áp dụng một số loại máy móc vào quá trình làm việc của mình. Máy móc đặc biệt giúp con người tiết kiệm được thời gian trong quá trình xử lý và chẻ nan tre.

Bên cạnh đó, những thanh tre được chẻ bằng máy sẽ có sự đồng đều. Cho nên, khi đan phên, người thợ sẽ dễ dàng tạo ra được một tấm phên có tính thẩm mỹ cao. Nếu trung bình mỗi một ngày người thợ thủ công đan được từ 2 – 3 tấm phê. Thì khi có sự trợ giúp của máy móc, năng suất đó sẽ được tăng lên gấp đôi, thậm chí là gấp ba.

Đan tấm phên tre thủ công

Đan phên tre vốn là một nghề thủ công đã có từ lâu đời ở các làng quê Việt Nam. Vào thời đó, khoa học kỹ thuật chưa phát triển nên chưa có các loại máy móc hỗ trợ như hiện nay. Toàn bộ quá trình đan phên tre được ông cha ta thực hiện hoàn toàn bằng đôi bàn tay khéo léo của người thợ thủ công.

Từ công đoạn khai thác, xử lý mối mọt, cắt khúc, chẻ nan tre cho đến việc đan thành các tấm phên tre thành ô bàn cờ đều do đôi bàn tay con người thực hiện. Thành phẩm tấm phên tre có tính thẩm mỹ và độ bền cao hay thấp. Sẽ phụ thuộc vào bàn tay của mỗi người thợ đan lát.

Mặc dù hiện nay đã có sự ra đời của nhiều loại máy móc hỗ trợ. Thế nhưng có nhiều nơi, nhiều hộ gia đình còn khó khăn. Họ chưa đủ điều kiện để mua máy móc hoặc quy mô đan lát nhỏ. Thì toàn bộ quá trình đan phên tre vẫn được làm thủ công hoàn toàn.

Xem thêm : Phên tre và ứng dụng của phên tre trong xây dựng kiến trúc

Những làng nghề truyền sản xuất phên tre thống nổi tiếng nhất hiện nay

Nghề đan lát, trong đó có đan phên tre được duy trì và bảo tồn cho đến ngày nay nhờ công rất lớn của các làng nghề. Chính những nơi này đã gìn giữ được nghề thủ công truyền thống – nét đẹp của văn hóa dân tộc.

Ngay sau đây là danh sách một số làng nghề nổi tiếng hiện nay được đánh giá cao về năng suất cũng như chất lượng của những tấm phên.

  • Làng Tăng Tiến ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
  • Làng Xuân Lai ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
  • Làng Bản Đỉnh Sơn ở huyện huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
  • Làng Bao La ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Như vậy qua bài viết của Tre Trúc VN, đan phên tre là một quá trình rất kỳ công và nghề đan phên tre cũng là một nét đẹp của văn hóa dân tộc. Vì vậy, để giữ gìn và phát huy các làng nghề truyền thống này, chúng ta nên sử dụng loại vật liệu này nhiều hơn nữa. Ngoài ra, việc sử dụng tấm phên tre cũng góp phần bảo vệ môi trường và giúp bạn tạo ra nhiều công trình kiến trúc độc đáo.